-->

    Bài 1: Chớp tắt LED trên Arduino Uno

    Trong bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn cách chớp tắt Led trên Arduino Uno.
    Và cách tạo một biến ra sao, cách thức làm việc của các hàm trên Arduino IDE.
    Nếu bạn là một người mới chưa biết Arduino là cái quái gì? Và cần học Arduino để làm gì?
    Thì xem 2 bài viết bên dưới nhé.
    • Xem bài viết: Arduino IDE là gì?
    • Xem bài viết: Arduino Uno là gì?

    Code ví dụ chớp tắt Led

    /*
      Blink
      Turns on an LED on for one second, then off for one second, repeatedly.
     
      This example code is in the public domain.
    */
    // Pin 10 has an LED connected on most Arduino boards.
    // give it a name:
    int ledPin = 10;
    
    // the setup routine runs once when you press reset:
    void setup() {
            // initialize the digital pin as an output.
            pinMode(ledPin, OUTPUT);
    }
    
    // the loop routine runs over and over again forever:
    void loop() {
            digitalWrite(ledPin,HIGH);        // turn the LED on (HIGH is the voltage level)
            delay(1000);                      // wait for a second
            digitalWrite(ledPin,LOW);         // turn the LED off by making the voltage LOW
            delay(1000);                      // wait for a second
    }
    

    Giải thích Code

    Comment

    Trong Arduino bạn sẽ bắt gặp 2 dạng comment: Comment đơn dòng và đa dòng
    • Comment theo kiểu đa dòng

    Mở đầu bằng /* và kết thúc */ ở dạng comment này không giới hạn ký tự và số dòng.

    /*
      Blink
      Turns on an LED on for one second, then off for one second, repeatedly.
     
      This example code is in the public domain.
    */
    
    • Comment theo kiểu đơn dòng

    Mở đầu bằng // và kéo dài cho tới cuối dòng

     digitalWrite(ledPin,HIGH);        // turn the LED on (HIGH is the voltage level)
    

    Kiểu số nguyên int 

    int ledPin = 10;
    

    Kiểu dữ liệu
    Độ rộng bit
    Dãy giá trị
    int (số nguyên)
     2 byte (16bit)
    -32,768 đến 32,767
    • ledPin = 10: Là tên biến (ở đây bạn có thể đặt tên g�� mà bạn mong muốn, tốt nhất là các bạn đặt theo tên của chức năng để dễ dàng nhớ khi code. Ở đây mình kết nối LED vào chân số 10 trên Arduino UNO).
    • Kết thúc khai báo bằng dấu (;): Trong trường hợp bạn không có (;) thì trình biên dịch sẽ báo lỗi.

    Hàm setup()

    void setup() {}
    
    Hàm setup() được Arduino đọc khi bắt đầu khởi động. Nó dùng để khởi tạo biến, khởi tạo thư viện và thiết lập thông số.
    Hàm setup() chỉ chạy một lần khi bật nguồn hoặc reset lại chương trình.

    pinMode

    pinMode(ledPin, OUTPUT);
    

    • "pinMode": Cấu hình quy định hoạt động của một chân như là một đầu vào (INPUT) hoặc đầu ra (OUTPUT).
    • "Pin": Là chân mà bạn muốn đặt.
    • "Mode": INPUT, OUTPUT hoặc INPUT_PULLUP.

    Vòng lặp

    void loop() {}
    
    
    Sau khi hàm setup () chạy xong, những lệnh trong vòng loop () sẽ thực hiện và chúng sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi Arduino bị ngắt nguồn hoặc reset lại chương trình.

    digitalWrite(ledPin,HIGH);        // turn the LED on (HIGH is the voltage level)
    

    digitalWrite ghi giá trị mức "CAO" (bật) hoặc mức "THẤP" (tắt) vào chân được cấu hình. Nếu chân được cấu hình là OUTPUT bởi pinMode, thì điện áp của nó sẽ tương ứng với giá trị được đặt: 5V (hoặc 3.3V trên bo là 3.3V) là mức "CAO", 0V là mức "THẤP".

    Delay()

    delay(1000);                      // wait for a second
    

    • delay(): Tạm dừng chương trình trong khoảng thời gian chỉ định (được tính bằng mili giây) và ở đây (1000 mili giây sẽ bằng 1 giây).

    Mối quan hệ của pinMode, digitalWrite và digitalRead

    Nếu pinMode cấu hình điều khiển là đầu vào (INPUT), bạn nên sử dụng hàm digitalRead(). Nếu chân cấu hình là đầu ra (OUTPUT), bạn nên sử dụng hàm digitalWrite.

    LED, Buzzer
     Button
    pinMode(pin,OUTPUT)
    pinMode(pin,INPUT)
    digitalWrite(pin,HIGH/LOW)
    digitalRead(pin)

      Sơ đồ đấu nối


      Các linh kiện cần thiết cho bài học

      • Arduino Uno: Xem sản phẩm tại đây.
      • Led 5mm:
      • Điện trở 220R:
      • Breadboard:

      Tổng kết

      Qua bài học đầu tiên các bạn sẽ nắm được những kiến thức về kiểu dữ liệu số nguyên (int), cách sử dụng biến như thế nào, sử dụng hàm và cách làm việc của vòng lặp.
      Nếu các bạn bạn thấy bài viết bổ ích nhớ Like và Share để mọi người cùng học nha


      ( Nguyên lý + Code chuẩn) Link Mediafire

      ------------------------------------------------------------------------------------
      DV1 - Nhận vẽ mạch thuê ONLINE Altium Designer/ Orcad 9.2/ Protues nhanh trong ngày



      -----------------------------------------------------------------------------------

      DV2 - Mua linh kiện về làm mạch nhanh - Miễn phí Ship




      DV3 - Kênh youtube chia sẻ kiến thức điện tử thực hành ngay


      DV4 - Kênh cộng đồng Facebook Điện Tử ChipKool




      eChipKool - Chia sẻ kiến thức Kết Nối đam mê điện tử

      Latest posts